top of page
Untitled.png
Insights Post
Visa Anh Quốc _ Canary Wharf Office_edited.jpg
Writer's pictureTristan Tran

Liệu có hợp pháp khi chuyển những người tị nạn UK tới Rwanda làm việc?




Chính phủ đã công bố một thỏa thuận đề xuất việc xuất khẩu lao động những người tị nạn ở UK đến Rwanda.

Thủ tướng Boris Johnson trong một bài phát biểu có đề cập rằng "bất kỳ ai nhập cảnh vào Vương quốc Anh bất hợp pháp, cũng như những người đến bất hợp pháp kể từ ngày 1 tháng 1, giờ đây có thể được chuyển đến Rwanda".


Dù đài BBC đã cho biết rằng đó mới là một "dự thảo" và sẽ được tập trung chính vào đối tượng nam giới độc thân. Tuy nhiên, văn bản của thỏa thuận không ghi rõ những hạn chế đó, nên kế hoạch này vẫn có thể được áp dụng cho các hình thức nhập cảnh trái phép khác. Ví dụ: những người tị nạn Ukraine đã nhập cảnh vào Vương quốc Anh thông qua Ireland mà không có Visa, đều có thể là đối tượng được nhắm tới.


Đây là một tấm vé một chiều?


Khái niệm “thuê ngoài” (“offshoring”: thuê một bên khác, một đơn vị, cá nhân ở nước ngoài hoàn thành công việc cho mình) những người xin tị nạn không còn mới, ý tưởng này từng được áp dụng (nay đã được bãi bỏ) ở Australia. Mục đích của kế hoạch này là can thiệp trước khi người xin tị nạn này được đến Anh, hoặc kể cả khi người này đã đặt được chân tới Anh, họ vẫn sẽ bị trục xuất sang 1 quốc gia thứ 3. Theo điều đó, đáng lẽ nếu người xin tị nạn, nếu được công nhận là người tị nạn, thay vì được tới và ở lại Anh, họ lại phải đến và tái định cư ở lại 1 quốc gia thứ 3 khác.


Điều đặc biệt của thỏa thuận với Rwanda nằm ở khía cạnh sau: những người được công nhận là người tị nạn sẽ bị buộc phải ở lại quốc gia Rwanda và không được phép đến Vương quốc Anh nữa. Điều này được quy định rõ ràng trong văn bản của thỏa thuận và được nêu chi tiết trong một bức thư của một công chức hàng đầu của Bộ Nội vụ, Matthew Rycroft: “Các nghĩa vụ pháp lý của Vương quốc Anh sẽ chấm dứt sau khi một cá nhân được chuyển đến Rwanda và GoR [chính phủ Rwanda] sẽ tiếp nhận trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân đó, đồng thời sẽ xử lý yêu cầu của họ sao cho phù hợp với Công ước về người tị nạn”.


Văn phòng của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn cho rằng, những thỏa thuận này tốn rất nhiều chi phí, thường vi phạm luật pháp quốc tế, có xu hướng dẫn tới tình trạng giam giữ trái phép và làm tăng tình trạng buôn lậu, giống với tình trạng Australia từng trải qua.

Vậy hành vi này có hợp pháp không?


Đạo luật nhập cư


Đạo luật Nhập cư đã quy định rằng bất kỳ người nào đến Anh thông qua một quốc gia an toàn đều có thể bị từ chối tị nạn và trường hợp này sẽ chuyển đến bất kỳ quốc gia an toàn nào khác trên thế giới sẵn sàng chấp nhận họ.


Khi các quy định đầu tiên tiên được đưa ra vào cuối năm 2020, không có quốc gia nào chấp nhận những người xin tị nạn từ Anh. Những trường hợp bị từ chối nhập cảnh là những trường hợp đã chứng minh được việc đi lại và có cơ hội xin tị nạn ở một quốc gia cụ thể khác. Kết quả là Bộ Nội vụ “sẽ cố gắng đưa người nộp đơn đến quốc gia thứ ba mà họ đã tới trước đó” hoặc “nơi họ có mối liên hệ” hoặc “đến bất kỳ quốc gia thứ ba nào khác mà quốc gia đó đồng ý cho họ nhập cảnh”. Dựa trên cơ sở đó, về lý thuyết, người đó có thể bị chuyển đến bất kỳ quốc gia thứ ba nào miễn là quốc gia đó chấp nhận họ: vì vậy có thể trong thời gian tới, Rwanda sẽ là quốc gia bên thứ 3 đó khi đồng ý thỏa thuận này, đồng ý tiếp nhận người xin tị nạn từ Anh.


Các điều khoản trong Dự luật Quốc tịch và Biên giới.


Hiện tại, việc một người xin tị nạn bị trục xuất khỏi Anh trong khi yêu cầu xin tị nạn hoặc kháng cáo của họ đang chờ quyết định là hành vi bất hợp pháp. Tuy nhiên, biện pháp này có thể sẽ bị loại bỏ bởi khoản 8, kết hợp với phụ lục 3 của Dự luật Quốc tịch và Biên giới sắp tới. Nếu dự luật này được thông qua, điều đó đồng nghĩa việc chuyển người xin tị nạn tới 1 quốc gia “an toàn” trong khi đơn của họ đang chờ được quyết định là có cơ sở.


Công ước châu Âu về nhân quyền bảo vệ quyền của người xin tị nạn


Công ước về người tị nạn không thực sự sự ngăn cản rõ ràng việc đưa người tị nạn đến 1 quốc gia thứ 3 an toàn. Tuy nhiên, Công ước châu Âu về nhân quyền có cơ sở pháp lý ngăn chặn hành vi này. Việc chuyển đến một quốc gia “an toàn” mà trên thực tế, nhân quyền của người đó đối diện với nguy cơ bị xâm phạm, chẳng hạn như bị giam giữ kéo dài hoặc bị tra tấn hay đối xử vô nhân đạo rõ ràng sẽ là hành vi bất hợp pháp. Có nhiều yếu tố chỉ ra rằng Rwanda là quốc gia có những vấn đề liên quan đến người nhập cư thuộc cộng đồng LGBTQI+, và cả những vấn đề về nhân quyền khác.

Vì vậy, đây là một cơ sở rõ ràng ràng buộc các quốc gia đang tìm cách trục xuất những người xin tị nạn đến một nước thứ ba mà không xem xét yêu cầu tị nạn của họ, có nghĩa vụ không trục xuất họ nếu có cơ sở cho rằng hành động đó sẽ vi phạm nhân quyền (cụ thể là theo Điều 3 của Công ước Châu Âu về Nhân quyền).


Có thể nói, thỏa thuận đề xuất việc xuất khẩu lao động những người tị nạn ở UK đến Rwanda, cũng như câu trả lời cho câu hỏi hành vi này có hợp pháp không vẫn sẽ còn tiếp tục gây nhiều tranh cãi trong thời gian tới đây. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có được những thông tin mới và chính xác nhất về vấn đề này nhé.


Liên hệ chúng tôi:

Visa Anh Quốc | Luật Di Trú Vương Quốc Anh

Email: info@alstern.co.uk

Điện thoại: 0203 923 9188

Facebook: https://www.facebook.com/visas2uk/


25 views0 comments

Comentários

Não foi possível carregar comentários
Parece que houve um problema técnico. Tente reconectar ou atualizar a página.
canary-wharf-and-river-thames-2022-03-08-00-23-53-utc.jpeg

Liên hệ để được hỗ trợ

+44 (0) 20 3923 9188

bottom of page