Từ khoảng tháng 3 năm 2021, chúng ta đã được biết đến với bản “Kế hoạch Nhập cư mới” của bà Priti Patel – Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Anh. Bản kế hoạch này được BNV kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống xin tị nạn tại UK.
Những điểm chính quan trọng của Kế hoạch này là:
Tối đa mức hình phạt tù chung thân cho những kẻ buôn người
Phá vỡ hình thức kinh doanh của họ
Đẩy nhanh các hồ sơ xin tị nạn
Đưa người xin tị nạn ra ngoài nước Anh trong quá trình xét duyệt hồ sơ
Đẩy nhanh việc đưa người bất hợp pháp ra khỏi Anh
Những lộ trình an toàn và hợp pháp
Để đọc chi tiết hơn thông tin của bản Kế hoạch nhập cư mới, có thể tham khảo tại đây.
Vào chiều qua ngày 8/12/2021, Dự thảo Quốc tịch và Biên giới đã chính thức được thông qua tại Hạ Nghị Viện Anh Quốc. Sau khi được thông qua, đã có rất nhiều người dân UK tỏ ý rất đồng tình và ủng hộ Dự thảo này. Tuy nhiên, Amnesty International, tổ chức phi chính phủ hoạt động tập trung vào vấn đề nhân quyền lại hoàn toàn có những quan điểm phản bác lại như sau:
1. Chính phủ tuyên bố dự thảo luật sẽ phá vỡ mô hình kinh doanh của những kẻ buôn người.
Amnesty cho rằng: Dự luật không được thiết kế để làm điều này - trên thực tế, ngược lại. Nó sẽ làm cho những kẻ buôn người phát triển mạnh và tăng cường bóc lột những người đang tìm kiếm xin tị nạn - ngay cả sau khi họ đến UK.
2. Chính phủ tuyên bố dự luật sẽ cứu nhiều mạng người.
Amnesty cho rằng: Dự thảo luật đặt ra để hình sự hóa con người nhằm cứu nhiều mạng sống. Nó không cung cấp bất kỳ con đường an toàn nào để xin tị nạn, vì vậy sẽ tiếp tục buộc mọi người - bao gồm cả những người có gia đình và mối quan hệ ở UK phải sử dụng đến các băng đảng buôn người và hành trình nguy hiểm để đến Anh Quốc.
3. Chính phủ tuyên bố dự thảo luật sẽ tạo dựng và tăng cường những lộ trình an toàn cho việc xin tị nạn
Amnesty cho rằng: Việc này không hề được giải quyết trong Dự thảo luật – thực tế, nó lại làm điều ngược lại. Chính phủ chưa hề thành lập các lộ trình an toàn cho những nguời xin tị nạn. Tệ hơn, nó còn hạn chế hay hoàn toàn loại bỏ các lộ trình an toàn cho các thành viên trong gia đình đoàn tụ với những người tị nạn đã được cấp visa ở UK.
4. Chính phủ tuyên bố rằng dự thảo luật sẽ bảo vệ tốt hơn cho những người tị nạn đã được cấp giấy tờ và nạn nhân của nô lệ hiện đại
Amnesty cho rằng: Dự thảo luật đưa ra các điều ngược lại. Nó sẽ làm khó hơn cho những người xin tị nạn được cấp giấy tờ hoặc những quyền lợi được bảo vệ khác.
5. Chính phủ tuyên bố rằng dự thảo luật sẽ giảm thiểu những sự trì hoãn và tồn đọng
Amnesty cho rằng: Những điều luật trong dự thảo sẽ trong những trường hợp cố ý làm tăng sự trì hoãn, khối lượng công việc và tồn đọng. UK đã gần như không có sự gia tăng đáng kể các hồ sơ xin tị nạn trong những năm gần đây – thấp hơn nhiều, ví dụ như các nước Pháp, Đức, Ý.
6. Chính phủ tuyên bố rằng dự thảo luật sẽ tiết kiệm quỹ công
Amnesty cho rằng: Nó sẽ dẫn đến nhiều việc hơn, trì trệ, tồn đọng và rối loạn – tất cả những điều này sẽ chắc chắn làm tăng chi phí công. Hơn nữa, điều được công nhận rõ ràng trong dự thảo luật là nó sẽ yêu cầu nhiều tiền hơn cần chi tiêu.
7. Chính phủ tuyên bố rằng dự thảo luật sẽ ngăn cản nhập cư bất hợp pháp vào UK
Amnesty cho rằng: Bản đánh giá tác động của Chính phủ chỉ ra rất ít bằng chứng cho việc này. Như dự thảo luật tiếp tục không cung cấp những lộ trình an toàn cho những người muốn xin tị nạn, cho nên nó chắc chắn không thể ngăn cản nhập cư bất hợp pháp. Nhưng nó có lẽ có thể ngăn cản những người vào UK để xin tị nạn – làm họ dễ bị bóc lột hơn và gia tăng số lượng người không có giấy tờ tại Anh Quốc.
8. Dự thảo luật phải tuân theo các nghĩa vụ quốc tế có trong Công Ước Người Tị Nạn năm 1951
Amnesty cho rằng: thay vào đó, Dự thảo luật xác định một số nghĩa vụ quốc tế theo Công Ước Người Tị Nạn và luật quốc tế, bao gồm trách nhiệm bảo vệ mạng sống trên biển và cấp quốc tịch cho những trẻ em không quốc tịch.
9. Chính phủ tuyên bố rằng dự thảo luật sẽ sửa chữa lại sự bất công lâu dài và sâu sắc trong Luật Quốc tịch Anh
Amnesty cho rằng: Nếu các điều khoản quan trọng trong dự thảo luật làm được điều này – Amnesty UK sẽ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng nó lại không đảm bảo rằng những người dân Anh có thể tiếp cận quyền lợi của họ đối với quốc tịch Anh. Và dự thảo còn phạt những trẻ em không có quốc tịch được sinh ra và lớn lên tại Anh bằng việc chặn quyền của các em được đăng ký trở thành công dân Anh Quốc.
Để cập nhật các thông tin mới nhất về Luật nhập cư Anh, hãy đồng hành cùng Visa Anh Quốc trong những bài viết sắp tới nhé!
Nguồn: Nationality and Borders Bill
Amnesty International
Visa Anh Quốc | Luật Di Trú Vương Quốc Anh
Email: Info@visaanhquoc.com | Info@alstern.co.uk
Điện thoại: +44 777 665 2069 (Whatsapp/ Imess/ Zalo) / +44 020 3923 9188
Facebook: https://www.facebook.com/visas2uk
Comments